5 pháp lý quan trọng khi mua căn hộ chung cư

Hiện nay việc mua bán căn hộ hình thành trong tương lai có nhiều tranh chấp và thiệt hại xảy ra là ở phía người mua nhà vì đa số người mua ít dành thời gian tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan. 5 lưu ý pháp lý quan trọng sau đây sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro.

Pháp lý 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Giấy này sẽ đảm bảo rằng chủ đầu tư có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng và kinh doanh dự án bất động sản.

Pháp lý 2: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc quyền thuê đất của chủ đầu tư

Khi dự án có đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nghĩa là dự án đã giải phóng xong mặt bằng và đất xây dự án là “đất sạch” nghĩa là không có tranh chấp pháp lý về sau. Hơn thế nữa, sổ đỏ sẽ chứng minh dự án chủ đầu tư đang bán không bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng.

Pháp lý 3: Giấy phép xây dựng của dự án

Nhiều dự án hiện nay xảy ra tình trạng xây dựng không phép và bị đình chỉ thi công, dẫn đến chậm tiến độ dự án. Người mua căn hộ khi đã ký hợp đồng và thanh toán thì rất dễ ôm trọn rủi ro vì không biết khi nào mới được nhận nhà mà đi đòi tiền lại cũng không xong.

Pháp lý 4: Hồ sơ xác định chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế liên quan đến đất

Tình trạng phổ biến hiện nay là rất nhiều khu chung cư khi người dân đi làm sổ đỏ thì bị vướng, không thể làm được bởi vì chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Một điều lưu ý là các giấy tờ này phải luôn có sẵn ở chỗ của chủ đầu tư, nếu người mua yêu cầu thì chủ đầu tư phải xuất trình được. Người mua có thể đối chiếu với thông tin thu thập được từ các cơ quan có liên quan là Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch của tỉnh, thành phố nơi có dự án.

Pháp lý 5: Hợp đồng mua bán

Người mua cần xem kỹ Hợp đồng mẫu và đặc biệt phải chú ý đến các nội dung sau đây:

Đồng tiền thanh toán phải là đồng Việt Nam (VNĐ): đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo tuân thủ quy định của ngân hàng nhà nước. Nếu hợp đồng mua bán quy định tiền thanh toán là USD hoặc bất kỳ ngoại tệ nào khác thì khi có tranh chấp sẽ không được tòa án công nhận hợp đồng mua bán này.

Tiến độ thanh toán phải gắn với tiến độ hoàn thành từng phần xây dựng: Cho đến trước khi nhận bàn giao nhà, chỉ thanh toán tối đa 70% giá trị hợp đồng. Theo đúng luật, người mua sẽ giữ lại 5% giá trị hợp đồng cho đến lúc nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (sổ hồng).

Điều đặc biệt lưu ý là người ký hợp đồng (bên bán) phải là người đại diện có thẩm quyền: tức là phải là người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư ủy quyền thì phải có Giấy ủy quyền hợp pháp. Tuân thủ điều này để tránh hợp đồng bị vô hiệu.

Thời điểm ký hợp đồng phải là lúc dự án phải được xây dựng xong phần móng: Nếu dự án chưa xong móng mà chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán với khách hàng là phạm luật.

Ngoài ra, người mua cần quan tâm đến các thỏa thuận về các khoản chi phí khác ngoài tiền mua nhà và các khoản chi trong tương lai. Chẳng hạn như chi phí quản lý chung cư, phí dịch vụ bảo vệ, phí giữ xe, phí bảo trì, mức giá cung ứng điện, nước,… Và đặc biệt cũng cần lưu ý đến phần diện tích chung, diện tích riêng để tránh tranh chấp về sau.

Một điều lưu ý cuối cùng là hợp đồng phải ghi rõ chủ đầu tư phải có nghĩa vụ bảo hành nhà ở chung cư cho bên mua trong thời hạn tối thiểu là 60 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng và nghiệm thu đưa vào xây dựng. Nội dung bảo hành bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng liên quan đến các bộ phận nhà ở (sàn, tường, trần, cầu thang bộ…) và cả những hệ thống phục vụ sinh hoạt (điện, nước…).

Nguồn: Rever.

Vui lòng dẫn nguồn nhalocdatvang.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Bình luận:

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Powered by Estatik
All in one
Liên hệ ngay